Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Đất Buôn Mê Thuột đang "sốt": Có nên mua?

Không có nhận xét nào

>> Đăk Lăk: Giá đất TP Buôn Mê Thuột đang "nóng" từng ngày

Thời của... "cò"?

Hiện nay trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột các dịch vụ “cò đất” bắt đầu phát triển với tốc độ rất nhanh đã góp phần “khuấy đảo” thị trường bất động sản nơi đây.Với nhiều hình thức khác nhau, lực lượng này đã bắt đầu len lỏi vào tận ngõ ngách nội ngoại thành tìm cách tiếp cận môi giới đất kiếm lời, việc người dân treo biển bán nhà, đất được đội ngũ này săn sóc rất tận tình.Anh N.V.L, ở đường Hoàng Hoa Thám cho biết, anh có nhu cầu bán đất nên treo biển, vừa treo buổi sáng buổi chiều đã có người gọi đến, không phải khách mua đất mà là nhân viên môi giới.Đất Buôn Mê Thuột đang "sốt": Có nên mua? | ảnh 1Khi khu đô thi Km4 mọc lên, giá đất tăng vùn vụt khiến người dân bị đảo lộn cuộc sống.Mặc dù anh không có nhu cầu nhờ đến trung tâm môi giới nhưng hầu như ngày nào cũng có người gọi điện làm phiền, giới thiệu là nhân viên của trung tâm này, trung tâm kia, muốn bán nhanh thì phải qua tay họ, rồi hứa mọi giấy tờ thủ tục bán đất sẽ thuận lợi hơn… khiến anh phải cất biển và thay số điện thoại khác để không bị làm phiền, việc bán đất cũng đành gác lại.Bên cạnh đó có nhiều người vì muốn bán được nhà, đất nhanh chóng và thuận lợi nên tìm đến các trung tâm như một cứu cánh, họ được các nhân viên săn đón tận nơi, và mỗi lần giao dịch là có một hợp đồng môi giới, người cần môi giới phải mất phí từ 200.000- 400.000 đồng/hợp đồng.Khi bán được nhà đất ấy thì bên môi giới sẽ được hưởng mức hoa hồng rất hậu hĩnh. Chưa kể bên môi giới còn được người mua đất trích thưởng nếu giao dịch mua bán thành công.Anh L.A.T, Giám đốc Trung tâm môi giới nhà đất ở TP. Buôn Ma Thuột cho biết, bình quân mỗi tháng trung tâm của anh giao dịch thành công khoảng từ 2- 5 hợp đồng mua bán nhà đất.Anh T còn tiết lộ, bên cạnh việc môi giới bằng hình thức giới thiệu qua tay như vậy thì đến nay anh còn áp dụng việc, chọn những lô đất nào nếu cảm thấy giá rẻ, khả năng bán thuận lợi và thu lợi nhuận cao hơn anh sẵn sàng đứng ra mua đầu cơ để bán lại cho người khác khi được giá.Bên cạnh các Trung tâm môi giới nhà đất thì đội ngũ “cò” tự do hiện cũng hoạt động khá xông xáo.Mặc dù không có những hợp đồng giao dịch bằng văn bản theo kiểu giấy trắng mực đen, nhưng đội ngũ này có những hợp đồng bằng miệng, và chính những hợp đồng này lại “được trọng dụng” hơn.Tiếp xúc với một “cò đất” tên Hưng, được anh cho hay, từ khi đặt chân sang lĩnh vực này anh đã nhận giao dịch hàng trăm hợp đồng mua bán nhà đất, những giấy tờ chuyển nhượng nếu hộ nào gặp khó khăn anh cũng giải quyết rất nhẹ nhàng vì biết rõ các thủ tục để làm đúng luật đất đai.Giao dịch thành công mỗi hợp đồng anh chỉ lấy một khoản chi phí của cả bên bán và mua bằng 2/3 so với các trung tâm môi giới nên được nhiều người biết đến và tin tưởng.

Cần cân nhắc kỹ trước khi mua đất

Để việc mua bán bất động sản diễn ra thuận lợi, an toàn, giới đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, tránh trường hợp “tiền mất, nợ mang”.Trên địa bàn Buôn Ma Thuột, mặc dù đến nay vẫn chưa xuất hiện hiện tượng bán các dự án xây dựng trên giấy như đã từng xảy ra ở các thành phố lớn khác, nhưng việc mua bán nhà đất thực tế liên quan đến các Dự án quy hoạch xây dựng thì vẫn còn nhiều rối ren, bất cập.Trao đổi về việc này, ông Lưu Văn Khôi, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường TP. Buôn Ma Thuột cho biết, việc đang xảy ra hiện nay là khi người dân nghe thông tin (dù có thực hay không) về các Dự án quy hoạch xây dựng ở khu vực của mình ở thì họ đã tự ý phân lô đất để rao bán trái phép với hình thức mua bán chủ yếu vẫn bằng giấy tờ viết tay, không thông qua chính quyền địa phương.Đất Buôn Mê Thuột đang "sốt": Có nên mua? | ảnh 2Biển bán đất tại khu đô thị Km4.Mặt khác, khi phân lô đất để bán còn đang ở dạng tự phát, người mua có thể mua nhiều hay ít vẫn được tính là một lô, chuyển nhượng cho một chủ để xây dựng nhà ở, đồng thời, họ tự mở các tuyến đường trong các lô đất ấy khá rối rắm, rất khó để quản lý chặt chẽ về sau như việc cấp số nhà, khu phố... Không những thế, việc mua đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đã vội xây dựng nhà ở là trái với quy định pháp luật, nhiều rủi ro và khó giải quyết nếu khu đất ấy bị quy hoạch đền bù.Người dân hiện vẫn đang đổ xô mua đất ấy nhưng để chuyển sang đất thổ cư thì lại phải trả tới 2 lần tiền, vì luật đất đai hiện nay quy định, nếu chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất thổ cư sẽ phải mất phí 100 % giá trị lô đất ấy.Chia sẻ với những rủi ro trên, bà Phan Thị Minh Thảo, Phó Phòng Quản lý đô thị cũng dồng quan điểm khi cho rằng, hiện nay, việc xây dựng, quy hoạch các Dự án trên địa bàn thành phố còn nhiều dang dở, vẫn có sự thay đổi, từ việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng người dân sử dụng đất sai mục đích, quy định của pháp luật còn là vấn đề nhức nhối.Để quản lý việc này, vừa qua, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập Đội thanh tra xây dựng phối hợp với Phòng Quản lý đô thị Buôn Ma Thuột để kiểm tra phát hiện và xử lý những trường hợp sai phạm trên địa bàn.Hằng năm, Phòng quản lý đô thị thành phố cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan, ban, ngành địa phương, tham mưu công tác quản lý, hướng dẫn và xử lý trong việc xây dựng nhà ở trên địa bàn.Tuy nhiên theo bà Thảo: “Để quản lý chặt chẽ tình trạng trên, cần phải có những pháp chế đủ mạnh, chặt chẽ mới ngăn chặn dứt điểm được tình trạng trên.”Cũng theo bà Thảo, để thị trường bất động sản được an toàn, thuận lợi và phát triển thì giới đầu tư và chủ đất không nên nôn nóng, cần nắm chắc về các Dự án quy hoạch chính thức, luật đất đai, quá trình mua bán phải thông qua sự quản lý của chính quyền sở tại, tránh trường hợp bị “cò mồi” dẫn dắt, tiền mất nợ mang.

(Theo Tamnhin.net)

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét